Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Đặc điểm văn hóa Nhật bản

, van hoa nhat ban, tim hieu van hoa nhat ban, tìm hiểu văn hóa nhật bản, tim hieu van hoa nhat ban, học văn hóa nhật, hoc van hoa nhat, dac diem van hoa nhat ban, đặc điểm văn hóa nhật bản, dac diem van hoa nhat, đặc điểm văn hóa nhật, van hoa nhatvan hoa nhat, văn hóa nhật, văn hóa, van hoa, văn hóa nhật bản
Nhật Bản là một dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử. Từ một quốc gia nghèo khổ ở Đông Á, từ một nước thất trận trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã nhanh chóng khôi phục đất nước tan hoang, hồi sinh và trở thành một trong những nước công nghiệp hàng đầu của thế giới. Trong sự phát triển đất nước, văn hóa Nhật Bản là một yếu tố nội sinh, một động lực tích cực thúc đẩy sự đổi thay của đất nước.
Đặc biệt, hiện nay, khi đang gồng mình khắc phục hậu quả của thiên tai, bất chấp những cảnh tượng kinh hoàng do động đất và sóng thần, nước Nhật đã tạo được uy tín lớn bởi sự kiên cường, đoàn kết và trật tự của người Nhật. Tại sao người Nhật lại giữ được trật tự khi thiên tai xảy ra, điều mà hầu hết ở tất cả các nước không làm được?
1. Một nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc
Nền văn hóa Nhật Bản từ truyền thống đến hiện đại là một nguồn mạch dồi dào giàu bản sắc, nhất quán trong đặc điểm dân tộc và tính thời đại. Có nhiều cách giải thích khác nhau về bản sắc dân tộc của văn hóa Nhật. Có người cho rằng, do quần đảo Nhật Bản ở xa khơi, đất nước Nhật chưa hề bị một đạo quân xâm lược nào chiếm đóng, kể từ trước 1945. Những điều kiện tự nhiên và xã hội đó dễ tạo cho dân tộc phát triển thuần nhất, phẩm chất của dân tộc thấm sâu và tạo thành truyền thống lâu bền, phong tục tập quán thành nếp sống bền vững, sở thích trong cuộc sống trở thành thị hiếu thẩm mỹ. Lại có ý kiến cho rằng, chính điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và thơ mộng là một thử thách lớn lao và nguồn nuôi dưỡng vô tận cho sức sống của dân tộc Nhật Bản. Đất trồng trọt nghèo nàn chiếm 13% diện tích, còn lại là rừng núi hiểm trở hoang dại. Dân tộc Nhật Bản phải tiến hành cuộc đấu tranh bền bỉ với thiên nhiên khắc nghiệt để đảm bảo cuộc sống, thực tế gay gắt ấy tạo cho con người ở nơi đây sự cần cù, bền bỉ.
Sự phân chia quyền lực trong hàng chục thế kỷ của các shogun, tinh thần võ sĩ đạo thể hiện như một lý tưởng, một lối sống đã mài sắc ý chí chiến đấu của nhiều lớp thanh niên. Giáo lý của đạo võ sĩ có tám đức tính căn bản nhất mà người võ sĩ phải rèn luyện:
Đức ngay thẳng: giúp cho con người quyết định công việc một cách nhanh chóng, thẳng thắn, hợp với lẽ phải, không trái với lương tâm.
du hoc nhat12Đức dũng cảm: nếu chỉ là dám xông vào nơi nguy hiểm, ác liệt nhất của trận chiến và hy sinh thân mình, đó là nhiệm vụ của con nhà võ. Còn thực chất của đức dũng cảm là biết sống khi cần phải sống, biết chết khi nào cần thiết. Thấy việc nghĩa không làm, không phải là dũng cảm. Đức tính này phải được rèn luyện từ nhỏ. Con trai của người võ sĩ cần được luyện tập, chịu đói khát, khổ sở để khôn lớn, xông pha vào cuộc đời để khỏi bỡ ngỡ. Luyện tập được tính dũng cảm, bình tĩnh thì lúc gặp nguy nan vẫn sáng suốt.
Đức nhân từ: là tình thương rộng lượng, nhân ái, là đức tính cao cả nhất của người võ sĩ. Nếu như tính ngay thẳng, công bằng và dũng cảm là những đức tính nam nhi thì lòng nhân từ có cái mềm mại làm nên sức mạnh nữ giới. Nhưng cái nhân từ của người võ sĩ cũng không giống như đức nhân từ của người phụ nữ. Nếu ngay thẳng quá đáng thì trở thành thô bạo, nếu nhân từ quá mức sẽ trở nên nhu nhược. Vì vậy những người dũng cảm nhất là những người dịu dàng nhất và những người giàu tình thương chính là những người dám chiến đấu dũng cảm.
Đức lễ phép: có nghĩa là làm sao cho người khác thật tình vui vẻ trước những cử chỉ lịch sự của mình. Những cử chỉ lịch sự đó phải thể hiện một cách đứng đắn, thể hiện đức từ bi, bác ái tự đáy lòng mình mà ra.
Biết tự kiểm soát mình: là biết tự kiềm chế, làm cho mình có dũng khí khác thường, làm cho xã hội vui tươi, đời sống có ý vị hơn. Những ai không tự chủ được mình để cho những điều lo lắng bên trong bộc lộ ra ngoài thì không phải là hạng người có dũng khí. Không hề tỏ ra một dấu hiệu vui mừng hay giận dỗi, đó là câu nói cửa miệng của các võ sĩ.
Chân thực: nếu không chân thực thì lễ phép chỉ là giả tạo và trò cười. Người võ sĩ phải có đức tính chân thực cao hơn các tầng lớp xã hội khác. Lời nói của người võ sĩ có trọng lượng như một lời hứa chắc chắn không cần văn tự, bởi vì danh dự của người võ sĩ còn cao hơn giá trị của văn tự nhiều.  
Trung thành: lòng trung thành rất quan trọng trong mối quan hệ chủ tớ ngày xưa. Theo đạo võ sĩ thì quyền lợi giữa gia đình và những người trong gia đình đều đồng nhất, không tách rời nhau. Song giữa gia đình và Thiên hoàng, nếu phải hy sinh một bên thì người võ sĩ không ngần ngại hy sinh gia đình của mình để phụng sự Thiên hoàng. Khi người võ sĩ không đồng ý kiến với chủ soái, việc làm trung thành của anh ta là tìm mọi cách để chủ soái thấy được sai lầm của mình. Người võ sĩ có thể kêu gọi lương tâm của chủ soái và bày tỏ lòng trung thành của mình bằng cả sự hy sinh những giọt máu cuối cùng.
Trọng danh dự: là ý thức mạnh mẽ, sâu sắc về giá trị và thanh danh của người võ sĩ. Khi người khác nói xấu mình, đừng trả thù họ mà nên suy nghĩ mình đã làm tròn bổn phận chưa. Phải biết hổ thẹn khi phạm đến điều gì tổn hại đến danh dự. Biết hổ thẹn là một trong những đức tính cần được giáo dục cho tuổi trẻ.
Xã hội Nhật Bản có ba tầng lớp chính là quý tộc, võ sĩ và nông dân, thợ thủ công. Có thể nói cách sống của tầng lớp võ sĩ có ảnh hưởng đến xã hội Nhật trong lối sống nhiều nhất. Tầng lớp võ sĩ chuộng sự đơn giản nhưng sâu lắng do ảnh hưởng của thiền, họ luôn tìm thấy cái đẹp trong sự đơn giản khiết bạch. Chính tinh thần thượng võ của giới võ sĩ đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân Nhật Bản, nên nhờ vậy mà nước Nhật điêu tàn sau chiến tranh trở nên một nước hùng mạnh nhất nhì thế giới, và cũng nhờ đó mà nước Nhật tiến bộ hơn hầu hết các nước châu Á khác trước chiến tranh thế giới thứ hai.
Nhật Bản là một dân tộc có ý thức về thế giới tinh thần, rèn luyện để tạo nên sức mạnh về tinh thần. Điều này thể hiện rõ ở lĩnh vực tôn giáo. Ở Nhật, nhiều tôn giáo cùng tồn tại: đạo Shinto (Thần đạo), đạo Phật, đạo Thiên chúa và nhiều tôn giáo khác. Trong đó, rất nhiều người Nhật theo cả hai tôn giáo: đạo Phật và Thần đạo. Thần đạo không phải là một tôn giáo theo nghĩa thông thường vì không có kinh bổn và đối tượng thờ cúng duy nhất. Thần đạo thờ các vị thần linh thiêng trong trời đất, thờ tổ tiên, thờ hồn người chết, đặc biệt là thờ các anh hùng dân tộc có công lao với đất nước. Do vậy, Thần đạo gắn liền với dân tộc.
Thần đạo và Phật giáo ở Nhật Bản ảnh hưởng nhiều đến việc hình thành tính cách con người nơi đây. Thần đạo mài sắc ý chí và đem lại sức mạnh tinh thần. Còn Phật giáo giúp vào sự rèn luyện thân thể. Thần đạo không ngừng thúc đẩy con người vượt qua mọi khó khăn để vươn lên trong cuộc sống thì đạo Phật lại giúp con người loại bỏ và hạn chế dục vọng để giữ gìn sự bền bỉ, kiên trì cho những mục đích của mình. Hai tôn giáo hòa quyện với nhau, tạo nên một con người Nhật luôn biết chủ động, tĩnh tâm, không vô tâm nhưng cũng không bị lôi cuốn vào vòng sắc dục.
Trong văn hóa, tôn giáo dễ được xem là những yếu tố thuộc phạm vi tâm linh không dễ đóng góp vào sự phát triển xã hội, nhưng chính Nhật Bản đã biết khai thác mặt tích cực của Thần đạo, Nho giáo và Phật giáo như một trong những động lực của sự phát triển xã hội. Các tôn giáo không đẩy tâm linh vào chỗ mê tín, dị đoan, mà ngược lại góp phần xác định sức mạnh và quyền lực của những giá trị tinh thần, của tâm linh để phục vụ cho cuộc sống.
Người Nhật như ấp ủ, nung nấu trong tâm linh, trong thế giới tinh thần những dự kiến, những tâm thức cho sáng tạo và hành động. Vì vậy, có nhiều người cho rằng, tâm hồn người Nhật có một cái gì đó thần bí, bí ẩn. Thực ra cái gọi là bí ẩn chỉ là sự kiên trì nỗ lực, nuôi dưỡng ý chí cho một mục đích đang và sẽ thực hiện, ở những thời điểm thích hợp, trước những yêu cầu của xã hội, của đất nước, sức mạnh ấy bùng lên, tỏa ra thành một lực lượng vật chất và tinh thần vĩ đại, và lịch sử đã chứng minh cho điều đó, chứng minh cho sự vươn lên thần kỳ của đất nước này.
Văn hóa Nhật Bản trong hàng ngàn năm đã tạo nên những nghi lễ, những tập quán trong văn hóa ứng xử, trang phục và cách ăn uống. Người Nhật quý khách nhưng không quá vồ vập tay bắt mặt mừng mà vẫn giữ nghi lễ trong cách cúi chào, trong lời mời mọc. Từ người dân trong đời sống hàng ngày đến vị nguyên thủ quốc gia trong cuộc họp lớn của nhà nước vẫn cúi mình đáp lễ như phong tục tập quán không thể khác đi của dân tộc.
Trà đạo là một nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản, được phát triển từ khoảng cuối TK XII. Chỉ một ly trà xanh nho nhỏ nhưng với người Nhật nó lại như một ốc đảo trong tâm hồn. Họ cho rằng thông qua trà đạo có thể phát hiện được giá trị tinh thần cần có của bản thân. Tinh thần của trà đạo được biết đến qua bốn chữ hòa, kính, thanh, tịch. Hòa là hòa bình, kính là tôn trọng người trên, yêu thương bè bạn, con cháu, thanh tức là thanh tịnh, thanh khiết, còn tịch là giới hạn mỹ học cao nhất của trà đạo: an nhàn.
Bên cạnh đó, y phục thời trang cũng là một nét sinh hoạt văn hóa của người Nhật, đặc biệt là đối với người con gái. Cách búi tóc của các cô gái Nhật rất cầu kỳ, mái tóc trước được dựng cao làm cho khuôn mặt có vẻ riêng, còn những món tóc được uốn lượn cầu kỳ là một nét thẩm mỹ đoan trang và duyên dáng. Trang phục truyền thống của người Nhật là kimono, một chiếc áo choàng được giữ cố định bằng một vành khăn rộng cuốn chặt vào người cùng với một số dây đai và dây buộc, ống tay áo dài và rộng thùng thình. Kimono của nam giới có vành khăn đơn giản và hẹp hơn. Kimono cho phụ nữ thường có các họa tiết hoa, lá và các biểu tượng thiên nhiên khác, phản ánh tình yêu thiên nhiên của người Nhật Bản. Ngày nay, kimono thường chỉ được sử dụng vào các dịp lễ tết. Phụ nữ Nhật mặc kimono phổ biến hơn nam giới, phái nam dùng kimono chủ yếu trong lễ cưới và buổi lễ trà đạo.
Những phong tục và nghi lễ của Nhật Bản đã góp phần tạo nên cuộc sống nền nếp, đảm bảo cho sự phát triển của xã hội, tạo nên một nền văn hóa Nhật mang đậm yếu tố nội sinh.
Giữ gìn và phát huy nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc của người Nhật là một trong những nguyên nhân cơ bản giải thích tại sao Nhật Bản không diễn ra tình trạng cướp bóc hay tư lợi trong thảm họa động đất, sóng thần vừa qua, và có nhiều người Nhật đang trở thành đội quân cảm tử, bất chấp mạng sống của mình trong các nhà máy điện hạt nhân.
Trong quá trình phát triển, văn hóa Nhật không bảo thủ đóng kín mà nhạy cảm tiếp nhận những cái mới. Tuy nhiên, người Nhật luôn biết giữ gìn bản sắc dân tộc. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và phương Tây đến văn hóa Nhật Bản là không nhỏ, nhưng người Nhật đã biết tiếp nhận ở một cách riêng, tạo nên nét độc đáo trong văn hóa Nhật.
2. Sự phong phú của một nền văn hóa đa dạng, đa chủng loại
Văn hóa Nhật Bản tiêu biểu cho một nền văn hóa cân đối, phát triển về nhiều mặt: văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại, văn hóa đô thị và văn hóa làng quê, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, văn hóa đa chủng loại của dân tộc.
Nhật Bản đã tìm được sự kết hợp hài hòa không phải ở mức liên kết mềm yếu giữa các yếu tố mà là sự liên kết giữa các đỉnh cao và trạng thái cực đoan của các yếu tố. Đó là sự kết hợp giữa núi cao, rừng sâu với biển xanh dịu dàng, giữa cơn bão tuyết với từng cánh hoa mong manh, giữa thanh kiếm sắc của các shogun với hoa anh đào mùa xuân... Trong đời sống xã hội, đó là sự kết hợp giữa Thần đạo đầy sức mạnh và linh thiêng với nét từ bi nhân ái của đạo Phật, giữa những yếu tố tâm linh vừa đè nặng vừa khơi dậy sức sống tinh thần, giàu bản sắc dân tộc với tính nhiều màu vẻ của thời đại.
Có thể nói không có dân tộc nào nhạy bén với cái mới bằng người Nhật. Họ không ngừng theo dõi những biến đổi của thế giới, đánh giá cân nhắc những ảnh hưởng của các trào lưu và xu hướng chính đang diễn ra đối với Nhật Bản. Khi xác định được trào lưu đang thắng thế, họ sẵn sàng chấp nhận, nghiên cứu và học hỏi để bắt kịp trào lưu đó, không để mất thời cơ.
Sự phong phú của một nền văn hóa đa dạng, đa chủng loại trong văn hóa Nhật Bản thể hiện trên tất cả các lĩnh vực, tạo nên nhân tố nội sinh đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội Nhật Bản hiện đại.
Hiếu học là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân Nhật Bản qua nhiều thời kỳ lịch sử. Cần cù học tập để thêm hiểu biết và vận dụng kiến thức phục vụ xã hội. Hệ thống giáo dục được xem như là chìa khóa làm cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định về mặt chính trị. Việc đầu tư cho giáo dục có ý nghĩa to lớn đối với đất nước. Nhà nước, bằng mọi cách suốt hàng thế kỷ qua, đã tạo lập ra hệ thống có thể đào tạo lực lượng lao động có hiệu quả cao, đưa đất nước tiến tới hiện đại hóa. Ở cấp độ cá nhân, người Nhật ngày nay được đánh giá chủ yếu dựa vào học vấn chứ không phải địa vị gia đình, địa vị xã hội và thu nhập. Hơn nữa, sự theo đuổi học tập không phải để thỏa mãn nhu cầu tức thời nào đó mà đơn giản họ tin tưởng sâu sắc giáo dục phải là sự cố gắng suốt đời. Phần lớn người Nhật muốn hoàn thiện mình hơn và học hỏi là cách tốt nhất để đạt mục đích.
Chế độ xã hội Nhật Bản tạo cho người dân Nhật niềm tin rằng: số phận, cơ may của họ được định đoạt bởi sự chăm chỉ học hành và điều quan trọng là họ tin rằng ngay từ đầu họ đều có cơ hội bình đẳng như nhau. Do vậy, ý niệm về sự bình đẳng là một đặc điểm quan trọng của hệ thống giáo dục. Phần lớn người Nhật tin rằng họ đang sống trong một môi trường xã hội công bằng, trong đó nguồn gốc xuất thân, tài sản thừa kế không quan trọng bằng sự cố gắng bản thân.
Như vậy, nhờ giáo dục, nền văn hóa Nhật Bản phát triển trên cơ sở quần chúng nhân dân có trình độ văn hóa đồng đều, tạo điều kiện cho những giá trị nhân văn phát triển.
Học tập những thiết chế xã hội và đạo lý gia đình của Khổng tử, người Nhật có ý thức xây dựng đời sống gia đình, là tổ ấm làm nguôi quên những bất bình và bực dọc với xã hội. Gia đình là đơn vị mà con người gắn bó với nhau bằng huyết thống và quan hệ tình nghĩa. Chính vì vậy mà ở Nhật, việc giáo dục gia đình được đặc biệt chú ý. Gia đình trực tiếp giáo dục con cái thành người. Mở rộng ra, ở các xí nghiệp, nhà máy, người Nhật cũng có xu hướng vận dụng quan hệ gia đình để quản lý và người thợ nhiều khi gắn bó suốt đời với nhà máy như chính với gia đình mình. Điều này cũng lý giải tại sao người Nhật rất đoàn kết trong các tổ chức tập thể. Chính tất cả những yếu tố trên góp phần làm cho văn hóa Nhật Bản giàu tính nhân văn.
Xem nên đi du học hay đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản > http://www.duhochienquang.com/viec-lam-tai-nhat-ban/414-di-xuat-khau-lao-dong-hay-di-du-hoc-tai-nhat-ban.html
Bạn muốn đi du học tại Nhật bản, hãy liên hệ với chúng tôi tư vấn giúp bạn > http://www.duhochienquang.com/kinh-nghiem-du-hoc-nhat-ban/403-du-hoc-nhat-ban-can-trung-tam-tu-van.html
dac diem van hoa nhat, đặc điểm văn hóa nhật, van hoa nhat, văn hóa nhật, văn hóa, van hoa, văn hóa nhật bản, van hoa nhat ban, tim hieu van hoa nhat ban, tìm hiểu văn hóa nhật bản, tim hieu van hoa nhat ban, học văn hóa nhật, hoc van hoa nhat, dac diem van hoa nhat ban, đặc điểm văn hóa nhật bản, dac diem van hoa nhat, đặc điểm văn hóa nhật, van hoa nhat, văn hóa nhật, văn hó

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét