Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Nhật bản thay đổi lưu trú du học sinh

 thủ tục lưu trú nhật bản, thu tuc luu tru nhat ban, visa nhật bản, visa nhat ban, thủ tục xin visa nhật bản, visa du học, visa du hoc, visa du học nhật bản, visa du hoc nhat ban, visa du hoc nhat, visa du học nhật, thủ tục lưu trú tại nhật, thu tuc luu tru tai nhat, thủ tục lưu trú ở nhật, thu tuc luu tru o nhat, thủ tục du học nhật, thu tuc du hoc nhat, thủ tục du học nhật bản,
visa du hoc nhatHiện nay, số lượng du học sinh vào Nhật tăng theo cấp số nhân, việc quản lý con người nơi đây càn trở nên bận rộn hơn, số lượng du học sinh và những người nhập cảnh từ nhiều quốc gia khác nhau. Vì vậy, Nhật bản phải áp dụng nhiều biện pháp để quản lý tốt hơn trong đó bắt đầu từ việc xét cấp thị thực nhập cảnh. Sau đây, chúng tôi thông báo đến việc cấp thị thực nhập cảnh của du học sinh Việt Nam vào Nhật bản.

           Thống nhất tư cách lưu trú của du học sinh!!
Theo thông báo của Cục quản lý nhập cư Nhật bản, từ 1/7/2010 hai tư cách lưu trú “Ryugaku” và “Shugaku” sẽ hợp nhất thành tư cách lưu trú “Ryugaku”. Như vậy,   tất cả du học sinh sang Nhật du học sau 1/7/2010 đều được cấp tư cách lưu trú là “Ryugaku”.
visa du hoc nhat ban
              (Lưu trú của du học sinh được thay đổi có dạng)

Về bản chất, tư cách lưu trú “Ryugaku” mới sẽ không có gì thay đổi so với  “Ryugaku” cũ, chỉ có đối tượng được cấp là thay đổi. Trước đây chỉ có những du học sinh học thuộc các trường chuyên môn, đại học ở Nhật mới được cấp tư cách lưu trú này, còn các du  học sinh thuộc các trường ngôn ngữ (trường tiếng Nhật) thì chỉ được cấp tư cách lưu trú là “Shugaku”. Tuy đều là du học nhưng những bạn sinh viên du học với tư cách lưu trú “Shugaku” sẽ bất lợi hơn so với các bạn “Ryugaku”: ví dụ như thời gian sinh hoạt ngoại khóa sẽ ít hơn (đây là thời gian các bạn sử dụng để làm thêm)…., sau khi tốt nghiệp, nếu muốn học tiếp thì phải xin chuyển đổi Visa từ “Shugaku” thành “Ryugaku”….

Tuy nhiên, theo quyết định mới này thì tất cả du học sinh đều có tư cách lưu trú (không phân biệt du học sinh trường Tiếng hay trường chuyên môn) giống nhau, cụ thể là có thể sinh hoạt ngoại khóa 28 tiếng 1 tuần, vào các kỳ nghỉ dài có thể sinh hoạt 8 tiếng một ngày. Thêm nữa, những du học sinh đang học tập tại Nhật với tư cách lưu trú “Shugaku”  nếu muốn cũng có thể xin chuyển sang tư cách lưu trú “Ryugaku”.

Đây là tin vui mà Công Ty Hiền Quang chúng tôi dành cho các bạn sẽ và đang du học các trường tiếng ở Nhật Bản. Hy vọng  sự thay đổi mới này sẽ giúp cuộc sống học tập và làm việc của các bạn ở Nhật thêm dễ dàng hơn.


            THẺ CƯ TRÚ THEO CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ MỚI

Bắt đầu từ 9/7/2012, Chính phủ Nhật Bản sẽ cấp “Thẻ Cư trú” theo chế độ quản lí cư trú mới thay cho “Giấy chứng nhận đăng kí người nước ngoài” (dưới đây gọi tắt là Thẻ ngoại kiều) trước đây.

1)    Cấp thẻ cư trú:
Đối tượng được cấp thẻ cư trú là những người đang cư trú tại Nhật Bản, có thời gian cư trú trên 3 tháng.

- Sẽ không cấp Thẻ cư trú cho những người có tư cách Cư trú ngắn hạn hay tư cách Cư trú công vụ hoặc Ngoại giao

- Đối với những người có tư cách vĩnh trú đặc biệt thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận vĩnh trú mà không phải là Thẻ cư trú

* Nội dung ghi trên Thẻ cư trú bao gồm:
Tất cả các thông tin như  Ảnh chân dung, Họ tên, Quốc tịch/Khu vực, Ngày tháng năm sinh, Giới tính, Tư cách cư trú, Thời hạn cư trú, Thông tin về việc có hạn chế lao động hay không

* Thời hạn có hiệu lực:

- Người có tư cách vĩnh trú: 7 năm kể từ ngày cấp (đối với người trên 16 tuổi), hoặc cho đến ngày sinh nhật tuổi 16 (đối với người dưới 16 tuổi).

- Người không cố tư cách vĩnh trú: Cho đến ngày hết hạn cư trú (đối với người trên 16 tuổi), hoặc đến ngày sớm hơn ngày hết hạn cư trú hoặc ngày sinh nhật tuổi 16 đối với người dưới 16 tuổi)

* Địa điểm cấp Thẻ:

Tại Cục Quản lí xuất nhập cảnh địa phương (riêng tại sân bay Narita, sân bay Haneda, sân bay Chuubu và sân bay Kansai sẽ cấp thẻ Cư trú cho những người có thời gian cư trú trung -dài hạn mới nhập cảnh sau ngày 9 tháng 7 năm 2012. Tuy nhiên, tại các địa điểm xuất nhập cảnh khác, sau khi nhập cảnh sẽ gửi thư bảo đảm tới địa chỉ được đăng kí ở nơi cư trú. Chi tiết xin liên hệ với Cục Xuất nhập cảnh địa phương hoặc Chi nhánh Cục Xuất nhập cảnh)

*  Thời gian chuyển đổi từ Thẻ ngoại kiều sang Thẻ cư trú :

- Trong khoảng thời gian nhất định cho đến khi được cấp Thẻ cư trú, Thẻ ngoại kiều được coi như Thẻ cư trú khi khai báo địa chỉ cư trú hay làm các thủ tục tại Cục quản lí Xuất nhậpcảnh nên không cần thiết phải chuyển đổi ngay sang Thẻ cư trú.

- Thẻ cư trú mới sẽ được cấp khi gia hạn thời gian cư trú tại Cục Quản lí xuất nhập cảnh địa phương.
visa du hoc nhat ban
                                                 Mặt trước của thẻ cư trú
visa du hoc nhat
                                                Mặt sau của thẻ cư trú
2) Thay đổi lưu trú:
Người có tư cách vĩnh trú trên 16 tuổi cần phải đổi sang Thẻ cư trú hạn đến ngày 8 tháng 7 năm 2015. Người có tư cách vĩnh trú chưa đủ 16 tuổi phải đổi sang Thẻ cư trú hạn đến ngày 8 tháng 7 năm 2015 hoặc ngày sinh nhật tuổi 16.

Lưu ý: Kể cả đối với những người đang cư trú với tư cách cư trú “Hoạt động đặc biệt” có thời hạn cư trú 4 năm hoặc 5 năm cũng cần phải đổi sang Thẻ cư trú hạn đến ngày 8 tháng 7 năm 2015.

* Những điểm thuận lợi hơn:

Mang theo họ chiếu và Thẻ cư trú khi xuất cảnh trong vòng 1 năm và trong thời hạn cư trú còn hiệu lực thì về nguyên tắc cơ bản không cần xin “Giấy phép Tái nhập cảnh”. Chế độ này gọi là “Hình thức cho phép Tái nhập cảnh đặc biệt”. Tuy nhiên nếu không tái nhập cảnh trong thời gian còn hiệu lực thì sẽ mất tư cách cư trú. Thêm vào đó, cần chú ý là thời gian còn hiệu lực của Thẻ cư trú không thể gian hạn được ở nước ngoài.

Lưu ý: Người có tư cách vĩnh trú được phép tái nhập cảnh trong thời hạn 2 năm.

3) Làm Hộ khẩu:

Những người được cấp Thẻ Cư trú hoặc được cấp Giấy chứng nhận vĩnh trú sẽ được làm Hộ khẩu như người dân Nhật Bản tại chính quyền địa phương đang cư trú với tư cách là công dân nước ngoài.

* Các mục ghi trên Hộ khẩu:

Trên Hộ khẩu dành cho người nước ngoài có ghi Họ tên, Ngày tháng năm sinh, Giới tính Nam(Nữ), Địa chỉ cư trú và ngoài ra còn có ghi các mục dành riêng cho người nước ngoài như Quốc tịch/Khu vực, Tư cách cư trú, Thời hạn cư trú.

* Cấp bản sao Hộ khẩu:

Giống như người dân Nhật, công dân nước ngoài cũng được cấp bản sao Hộ khẩu (hay còn gọi là Giấy chứng nhận các mục ghi trên Hộ khẩu) tại chính quyền nơi cư trú.

Chi tiết về chế độ cơ bản của Hộ khẩu này mời tham khảo tại trang web của Bộ Hành chính tổng hợp phần “Chế độ cơ bản của Hộ khẩu dành cho người nước ngoài”

Bạn cần biết việc nhập cảnh hay thủ tục chuẩn bị để xin visa du học Nhật bản, chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn hoàn thành bộ hồ sơ hoàn chỉnh nhất.
visa nhat ban, thủ tục xin visa nhật bản, visa du học, visa du hoc, visa du học nhật bản, visa du hoc nhat ban, visa du hoc nhat, visa du học nhật, thủ tục lưu trú tại nhật, thu tuc luu tru tai nhat, thủ tục lưu trú ở nhật, thu tuc luu tru o nhat, thủ tục du học nhật, thu tuc du hoc nhat, thủ tục du học nhật bản, thu tuc du hoc nhat ban, Lưu trú nhật bản, luu tru nhat ban, thủ tục lưu trú nhật bản, thu tuc luu tru nhat ban, visa nhật bản, visa nhat ban, thủ tục xin visa nhật bản, visa du học,

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét