Hiển thị các bài đăng có nhãn du học sinh tại nhật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn du học sinh tại nhật. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Hội người Việt và du học sinh tại Nhật bản

du học sinh, du hoc sinh, du học sinh tại nhật, du hoc sinh tai nhat, du hoc sinh tai nhat ban, du học sinh tại nhật bản, du hoc tai nhat, du hoc tai nhat ban, du học tại nhật, du học tại nhật bản, du hoc nhat, du học nhật, du hoc nhat ban, du học nhật bản, Người việt tại nhật, nguoi viet tai nhat, nguoi viet tai nhat ban, người việt tại nhật bản
du hoc sinhHiện nay, người Việt tại Nhật bản lên đến hàng ngàn người đi theo nhiều hình thức khác nhau, người thì nhập cư, người thì đi xuất khẩu lao động, người thì đi du lịch, du học,… Số lượng người Việt vào Nhật bản tăng mạnh nhất là đối tượng du học sinh. Vì du học sinh được sang Nhật bản học ban đầu đa phần học tại trường tiếng từ 1,5 đến 2 năm, thời gian nhập học của các trường tiếng linh hoạt vào tháng 1, 4, 7, 10 hàng năm,
vì vậy hằng năm số lượng du học sinh đi nhật luôn luôn tăng. Đa phần người Việt sang Nhật học tập muốn có cơ hội sau này được làm việc tại Nhật, hay có kiến thức vững chắt về phục vụ quê hương, phần lớn đã ở lại làm tại Nhật để có thu nhập cao.
Số lượng người Việt rất đông, cũng đã tạo ra nhiều tổ chức để hằng năm tết đến hay những kỳ nghỉ để có buổi hội đồng hương thật ấm cúng. Sau đây là một trong những hội đồng hương quan trọng của người Việt tại Nhật bản.
Hội Thanh Niên Sinh Viên Việt Nam Tại Nhật (VYSA)
du hoc sinhVYSA là tổ chức xã hội độc lập, phi lợi nhuận được thành lập tại Tokyo ngày 10 tháng 11 năm 2001, hiện là tổ chức duy nhất đại diện cho thanh niên và sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản được Chính phủ Việt Nam công nhận.

VYSA thường xuyên tổ chức các ngày hội thể thao và văn hoá, các hội thảo chuyên ngành dành cho thành viên và những các nhân, tổ chức quan tâm. Hoạt động của các câu lạc bộ cũng được duy trì đều đặn. VYSA đang háo hức đếm thời gian chờ đợi Tết Cổ Truyền Canh Dần để tổ chức Tất Niên hoành tráng cho du học sinh chúng mình. Không khí se lạnh của thời tiết xứ Phù Tang cộng với nồi bánh trưng lửa cháy bập bùng sẽ khiến cho chúng mình quên đi nỗi nhớ nhà …

Các hoạt động của VYSA đều nhằm đến mục đích giúp cho cuộc sống học tập và công tác của mỗi thành viên có thêm nhiều niềm vui và ý nghĩa. Mọi thông tin về các hoạt động của VYSA đều được cập nhật trên trang chủ vysa.jp.

Ban chấp hành và các Đại diện ở các Chi hội được bầu hàng năm, chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động của các Chi hội và tham gia các hoạt động mang tính chất toàn quốc. Ban điều hành VYSA khóa 6 gồm đại diện của các Chi hội VYSA ở các vùng Hokkaido, Tohoku, Kanto, Tokai, Kyoto, Osaka, Kobe, Kyushu, Okinawa cùng các quan sát viên ở vùng Shikoku đóng vai trò liên kết, điều phối và tổ chức các hoạt động của VYSA trên toàn nước Nhật. Trong khóa 6 VYSA đón nhận thêm thành viên mới là chi hội Niigata.

Danh sách Ban Điều Hành VYSA Toàn Quốc

1. Chủ tịch: Trần Hoài Vũ, Đại học Waseda (Chủ tịch VYSA Kanto)
2. Phó chủ tịch phụ trách tài chính đối ngoại: Đỗ Mạnh Hùng, Đại học Hitotsubashi (Phó Chủ tịch VYSA Kanto)
3. Phó chủ tịch phụ trách văn hóa: Nguyễn Huy Dần, Đại học Kobe (Hội trưởng KobeViệt)
4. Phó chủ tịch phụ trách thông tin: Ngô Lê Ngọc, Đại học Công nghệ Nagaoka (Chủ tịch VYSA Niigata)
5. Phó chủ tịch phụ trách chuyên môn: Nguyễn Đình Anh, Đại học Kyoto (Chủ tịch VYSA Kyoto)
6. Phó chủ tịch phụ trách thể thao: Trương Công Duẩn, Đại học Osaka (Chủ tịch SVHandai)
7. Thành viên Nguyễn Thế Doanh, Đại học Hokkaido (Chủ tịch VYSA Hokkaido)
8. Thành viên Nguyễn Mạnh Tài, Đại học Tohoku (Chủ tịch VYSA Tohoku)
9. Thành viên Nguyễn Quốc Định, Đại học Phòng vệ (Phó chủ tịch VYSA Kanto)
10. Thành viên Lại Thị Phương Nhung, Đại học Hitotsubashi (Phó chủ tịch VYSA Kanto)
11. Thành viên Nguyễn Huy Hoàng, Đại học Nagoya (Phó chủ tịch VYSA Tokai)
12. Thành viên Vũ Thu Trang, Đại học Kochi (Chủ tịch VYSA Shikoku)
13. Thành viên Đỗ Đức Hiệp, Đại học APU (Chủ tịch hội sinh viên VYSA APU)
14. Thành viên Trần Đăng Xuân, Đại học Ryukyus (Chủ Tịch VYSA Okinawa)

Còn có nhiều hội đồng hương khác như nhóm tổ từng vùng miền tại Nhật

Các bạn du học sinh có bất kỳ khó khăn nào đều được VYSA chúng mình tận tình giúp đỡ. Dù bạn ở Tokyo, Osaka hay ở Nagoya…. Các bạn đều là thành viên của mái ấm VYSA. Hãy gia nhập vào cộng đồng du học sinh tại Nhật nhé!
du hoc sinh tai nhat ban, du học sinh tại nhật bản, du hoc tai nhat, du hoc tai nhat ban, du học tại nhật, du học tại nhật bản, du hoc nhat, du học nhật, du hoc nhat ban, du học nhật bản, Người việt tại nhật, nguoi viet tai nhat, nguoi viet tai nhat ban, người việt tại nhật bản, du học sinh, du hoc sinh, du học sinh tại nhật, du hoc sinh tai nhat, du hoc sinh tai nhat ban, du học sinh tại nhật bản

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Du học sinh đi du học Nhật bản cần hỏi

di du hoc nhat ban, đi du học nhật, đi du học nhật bản, di du hoc, đi du học, du hoc sinh tai nhat, du học sinh tại nhật, du hoc sinh tai nhat ban, du học sinh tại nhật bản, du hoc sinh, du học sinh, du học sinh đi du học nhật bản, du học sinh đi du học nhật, du hoc sinh di du hoc nhat, du hoc sinh di du hoc nhat ban, di du hoc nhat, di du hoc nhat ban, đi du học nhật, đi du học nhật bản
du hoc sinh nhat banDu học sinh đi du học Nhật bản cần hỏi - Những câu hỏi mà các bậc Phụ huynh và các bạn học sinh, sinh viên có nhu cầu đi du học tại Nhật Bản quan tâm, được các chuyên viên tư vấn nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực du học Nhật Bản của chúng tôi trả lời như sau:
1/ Hỏi:  Em muốn đi du học Nhật Bản nhưng em không biết nên học trường nào và học ở đâu?
Đáp:   Hiện tại Công Ty HIỀN QUANG là đại diện tuyển sinh cho các trường hầu hết có tại các vùng miền và tỉnh thành phố ở Nhật Bản
, nên việc chọn trường bạn có thể chọn theo học khả năng tài chính gia đình bạn và năng lực học của bạn. Ngoài ra, nếu bạn không biết chọn trường như thế nào cho phù hợp hãy liên hệ trực tiếp tại văn phòng Công ty HIỀN QUANG chúng tôi tư vấn và chọn ra trường phù hợp nhất. 
2/ Hỏi:   Hiện nay chính phủ Nhật Bản hay có đơn vị nào hỗ trợ cho vay để đi du học không?
Đáp:  Hiện nay chính phủ Nhật Bản chưa hỗ trợ vay vốn cho các sinh viên nước ngoài? Các bạn có thể thực hiện vay vốn này tại Việt Nam thông qua các chương trình vay vốn du học của Ngân hàng thương mại hoặc các bạn có thể liên hệ với công ty chúng tôi hỗ trợ tư vấn thủ tục để vay.
3/ Hỏi:   Em không biết là nên đi theo hình thức "Tu Nghiệp Sinh" hay theo diện du học?
Đáp:  Số học sinh Việt Nam sang bên Nhật ngày càng đông, các bạn đi theo 2 diện: “Tu Nghiệp Sinh” và du học. Cách đây 5 -6  năm về trước các bạn chủ yếu đi theo diện tu nghiệp sinh, nhưng 3 năm trở lại đây các bạn chủ yếu đi theo diện Du học vì đi du học các bạn học xong tiếng có thể học tiếp lên cao và có thể định cư ở Nhật, còn nếu đi “Tu Nghiệp Sinh” thì sau 3 năm các bạn phải trở về nước và việc xin Visa trở lại Nhật Bản khó hơn những bạn chưa bao giờ đi.
4/ Hỏi:   Không biết trường nào đào tạo tiếng Nhật tốt ? học phí là bao nhiêu? công ty có thể tư vấn cho em không?
Đáp:  Nhật Bản có rất nhiều trường dạy tiếng Nhật với các mức học phí khác nhau, học phí khoảng 150 triệu/ 1 năm. Nếu bạn có dự định đi du học Nhật Bản chúng tôi sẽ tư vấn lựa chọn trường có mức học phí phù hợp với kinh tế của bạn, mà chất lượng đào tạo tốt. Hiện nay, công ty cũng liên kết với rất nhiều trường tiếng bên Nhật và có nhiều buổi đàm phán với các trường để giúp đỡ các bạn thời gian đầu như chỉ đóng 6 tháng tiền học phí.
5. Hỏi: Du học Nhật Bản 2013 có giới hạn độ tuổi không?
Đáp: Du học Nhật Bản 2013 không giới hạn độ tuổi đối với người đi học. Các bạn đăng ký du học Nhật Bản tối thiểu phải tốt nghiệp cấp 3. Đối với các bạn tốt nghiệp Cao Đẳng, hay Đại học là một lợi thế. Đối với những bạn từ 30 tuổi trở lên, nếu chứng minh được quá trình học tập và làm việc của bản thân là xuyên suốt và không bị gián đoạn trong khoảng thời gian từ sáu tháng đến một năm thì hoàn toàn có thể tiến hành làm hồ sơ du học Nhật Bản.
6/ Hỏi: Tôi đã tốt nghiệp Đại học tại Việt Nam. Tôi muốn học Cao học tại Nhật Bản. Tôi chưa biết tiếng Nhật. Hãy hướng dẫn tôi cách học nào hiệu quả nhất khi đi du học Nhật Bản 2013 sắp tới?
Đáp: Hầu hết các cơ sở đào tạo Cao học tại Nhật Bản đều giảng dạy bằng tiếng Nhật. Do đó, trước khi đi du học Nhật Bản 2013, để có thể theo học được Cao học, các cơ sở giáo dục này đều yêu cầu tối thiểu phải có bằng năng lực tiếng Nhật 2 Kyu. Với trường hợp chưa biết tiếng Nhật thì sẽ phải đăng ký học tiếng Nhật tại Nhật Bản từ 1 năm 3 tháng đến 2 năm. Sau đó theo học Cao học 2 năm và lấy bằng thạc sĩ. Việc theo học cao học khi đi du học Nhật Bản năm 2013 mới này thì có 1 số trường tổ chức thi, số còn lại xét tuyển trực tiếp qua hồ sơ.
7/ Hỏi: Tôi tốt nghiệp Cao đẳng tại Việt Nam. Tôi chưa biết tiếng Nhật. Tôi muốn đi du học Nhật Bản năm 2013 thì có thể theo học Cao học được không?
Đáp: Câu hỏi này khá giống với câu hỏi trên. Tuy nhiên do mới chỉ tốt nghiệp Cao  đẳng, nên phải đăng ký thêm khóa học dự bị Cao học 1 năm. Như vậy tổng thời gian du học Nhật Bản để lấy được bằng thạc sĩ sẽ là ( 1 năm 3 tháng đến 2 năm học tiếng Nhật + 1 năm dự bị Cao học + 2 năm Cao học = Thạc sĩ )
8/ Hỏi: Hiện tại tôi đang học năm thứ 2 tại trường Đại học, Cao đẳng tại Việt Nam. Nếu tôi đăng ký du học Nhật Bản 2013 thì khi học xong Giai đoạn 1 (trường tiếng), tôi có thể vào năm học thứ 3 tại Đại học, Cao đẳng tại Nhật Bản hay không?
Đáp: Về nguyên tắc thì không được phép nhập học vào năm thứ 3 tại trường Đại học, Cao đẳng tại Nhật Bản do hệ thống giáo dục của Việt Nam và Nhật Bản khác nhau. Tuy nhiên, có thể được giảm bớt một số môn không phải học nếu các môn học đó có trùng nội dung giảng dạy đã theo học tại Việt Nam rồi. Việc đó cũng đồng nghĩa là chương trình du học Nhật Bản 2013 của bạn có thể tốt nghiệp sớm hơn.
9/  Hỏi: Số tiền tôi phải bỏ ra khi đăng ký du học Nhật Bản 2013 là bao nhiêu? Sau khi sang Nhật Bản bao lâu thì tôi được đi làm thêm? Ai là người giới thiệu cho tôi việc làm thêm?
Đáp:  * Số tiền bạn phải bỏ ra khi đăng ký đi du học Nhật Bản là khoảng 200 triệu – 240 triệu đồng (tùy theo mức học phí của các trường khác nhau). Số tiền này bao gồm:
• Học phí, sách vở, đồng phục, bảo hiểm…v.v.. cho 1 năm đầu tiên.
• Lệ phí nhà ở (ký túc xá) 6 tháng.
• Vé máy bay từ Việt Nam sang Nhật Bản.
• Chi phí xin visa của lãnh sự.
* Sau khi  sang du học Nhật Bản, cần phải làm các thủ tục giấy tờ như sau:
• Khám sức khỏe.
• Đăng ký bảo hiểm.
• Đăng ký điện thoại, internet (nếu muốn).
• Đăng ký làm thẻ ngoại kiều (giống như CMND của Việt Nam).
• Đăng ký xin đi làm thêm.
Công ty tư vấn du học Nhật Bản Hiền Quang đã giúp bạn du học Nhật Bản 2013 với chi phí thấp nhất chỉ với 78 triệu đồng, để tiếp thu những kiến thức khoa học, công nghệ của đất nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới này.
Sau khi nhập cảnh vào Nhật, bạn sẽ dành 1 năm cho việc trau dồi khả năng tiếng Nhật, tiếp đó bạn có thể vào học các khóa cao đẳng, đại học với các chuyên ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, y dược, thiết kế thời trang, công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, công nghệ ô tô, công nghệ hóa, công nghệ sinh học… tại các trường quốc lập hoặc dân lập của Nhật Bản, ngoài ra Hiền Quang hỗ trợ giới thiệu việc làm trong quá trình ở Nhật Bản (thu nhập lên tới 35 triệu đồng/tháng), và sau khi tốt nghiệp, hướng dẫn thủ tục xin định cư tại Nhật sau khi tốt nghiệp.
Các bạn còn thắc mắc về vấn đề gì liên quan đến du học Nhật bản , hãy liên hệ với công ty chúng tôi tư vấn miễn phí tại địa chỉ:

TRỤ SỞ CHÍNH TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Số 42/6 Đường số 3 - Phường 9 - Quận Gò Vấp
Điện Thoại: (08) 7300 2988 - 7300 3088
Di Động: 0905 234 977
Website: duhocnhatbanaz.edu.vn - duhochienquang.com

Chi phí sinh hoạt tại Nhật bản của du học sinh

sinh hoat tai nhat, chi phí sinh hoạt tại Nhật bản, chi phi sinh hoat tai nhat ban, chi phí du học, chi phi du hoc, chi phí du học nhật, chi phi du hoc nhat, chi phí du học nhật bản, chi phi du hoc nhat ban, du hoc sinh, du học sinh, du học sinh tại nhật, du hoc sinh tai nhat, du học sinh tại nhật bản, du hoc sinh tai nhat ban, chi phi, chi phi sinh hoạt, chi phí sinh hoạt, chi phi sinh hoat tai nhat, chi phí sinh hoạt tại Nhật bản,
Cẩm nang sinh hoạt tại Nhật bản.
Lần đầu tiên đến Nhật Bản, cho đến khi quen với mọi thứ chắc có rất nhiều điều ngạc nhiên mà bạn cần phải học hỏi và khám phá. Nhật bản là một trong những quốc gia phát triển bậc nhất trên thế giới vì vậy mọi sinh hoạt ở đây cũng mang những nét đặt trưng của một nền kinh tế phát triển.
NHÀ TẮM VÀ NHÀ VỆ SINH
* Cách tắm
Phải chú ý cách tắm tại nhà của người khác hay nhà tắm công cộng
Trước khi vào bồn tắm nên tắm sơ qua nước nóng. Không nên kỳ cọ thân thể trong bồn tắm. Nếu muốn dùng xà bông phải bước ra phỏi bồn tắm. Không được tháo nút của bồn tắm vì không phải mỗi người sau khi tắm sẽ được thay nước.
* Nhà vệ sinh (hút hầm cầu)
Trong thành phố hầu hết là nhà vệ sinh xả nước nhưng những nơi còn là nhà vệ sinh hầm, xin liên lạc tới tòa hành chánh nhờ tớt hút.
XỬ LÝ RÁC
* Cách bỏ rác gia đình
Rác thải ra từ gia đình sẽ được tòa hành chánh thu. Cách phân loại hay cách bỏ khác nhau tùy theo địa phương. Có nơi phải phân rác đốt được và rác không đốt được nhưng có nơi lại được bỏ chung. Có nơi phân rác theo loại, thùng rác khác nhau và ngày lấy cũng khác. Về cách phân loại rác nên hỏi người láng giềng hay tòa hành chánh.
Bạn cần phải tuân giữ qui luật bỏ rác của địa phương.
* Cách phân loại rác lớn
Cách bỏ rác lớn như thiết bị điện (ngoại trừ máy lạnh, tivi, tủ lạnh, tủ đông lạnh, máy giặt), dụng cụ trong nhà.v.v... khác nhau tùy theo địa phương. Có nơi qui định ngày bỏ nhưng cũng có nơi báo rồi họ sẽ định ngày tới lấy. Cũng có nơi phải làm thủ tục trả tiền trước. Cách bỏ rác lớn nên hỏi tòa hành chánh.
* Về máy lạnh, tivi, tủ lạnh, tủ đông lạnh, máy giặt không dùng nữa
Máy lạnh, tivi, tủ lạnh, tủ đông lạnh, máy giặt không thể bỏ chung với rác lớn. Nếu không cần nữa Bạn nhờ các chổ bán tới mang đi nhưng phải trả tiền vận chuyển và tiền tái chế. Nếu không nhờ cửa hàng mang đi được xin liên lạc với tòa hành chánh .
* Về máy vi tính không dùng nữa
Máy vi tính thì xin nhờ nơi đã bán hay ngành chế tạo thu lại. Nếu những nơi này không thu hồi được thì xin liên hệ với tòa hành chánh địa phương.
* Thu hồi nguyên liệu
Có địa phương thu lại những vật có thể đưa vào sử dụng lại như báo, tạp chí, lon, chai. Vật được thu hồi lại làm nguyên liệu hay cách thu cũng khác nhau tùy theo địa phương. Cách bỏ nên hỏi người láng giềng hay tòa hành chánh.
THỦ TỤC ĐĂNG KÍ DÙNG NƯỚC
* Khi muốn dùng nước máy hay muốn ngưng dùng
Trước khi muốn sử dụng nước máy hay muốn ngưng dùng, xin liên lạc với công ty nước ở gần nhà. Nếu nước không chảy, ống dẫn nước bị rỉ.v.v... cũng liên lạc tới công ty nước.
* Cách trả tiền nước
Mang phiếu thanh toán đã được gởi đến tới ngân hàng, bưu điện, siêu thị mở 24g.v.v.. để trả trước ngày hạn. Cũng có thể trả tự động qua sổ tài khoản ở ngân hàng hay bưu điện.
THỦ TỤC ĐĂNG KÍ DÙNG GAS
* Khi dùng gas
Gas được dùng ở gia đình có 2 loại: Toshigasu = Gas thành phố và Puopangau = Ga bình. Tùy theo địa phương mà loại gas được sử dụng sẽ khác nhau. Nếu Bạn dùng dụng cụ gas không đúng với loại gas sẽ rất nguy hiểm. Nếu dùng gas không đúng cách cũng rất nguy hiểm cho nên phải lưu ý.
* Nếu phát hiện gas bị xì
Nếu phát hiện gas bị xì phải nhanh chóng khóa chốt gas và chốt đồng hồ, mở cửa sổ, không dùng lửa trong nhà. Không sờ vào công tắt hay chấu cắm điện. Khí của gas bình nặng hơn không khí nên phải dùng chổi quét ra. Nếu gas xì, bất kể ngày nghỉ hay ban đêm hãy liên lạc với công ty gas.
Nơi liên lạc khi gas xì ở tỉnh Hyogo là 0120-7-19424 (miễn phí)
* Cách trả tiền gas
Mang phiếu thanh toán được gởi tới đến tới ngân hàng, bưu điện, siêu thị mở 24g.v.v... để trả trước ngày hạn. Cũng có thể trả tự động qua sổ tài khoản ở ngân hàng hay bưu điện.
THỦ TỤC LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỆN SINH HOẠT
* Khi dùng điện
Ở phía tây Nhật Bản dùng điện 100V/60Hz còn phía đông của Nhật thì dùng điện 100V/ 50Hz. Nếu dùng dụng cụ điện không thích hợp sẽ có khả năng không xài được.
Khi dùng nhiều dụng cụ điện cùng một lúc, cầu giao sẽ tự động cụp xuống gây nên sự mất điện. Nếu bị cúp điện Bạn phải tắt giảm một số dụng cụ điện rồi hãy bật cầu giao lại.
Nếu muốn đổi ampe điện mạnh hơn thì đến công ty điện lực gần nhà xin đổi nhưng tiền điện sẽ hơi cao hơn. Các tiệm điện cũng có làm dịch vụ này.
* Cách trả tiền điện
Mang phiếu thanh toán đã được gởi đến tới ngân hàng, bưu điện, siêu thị mở 24g để trả trước ngày hạn. Cũng có thể trả tự động qua sổ tài khoản ở ngân hàng hay bưu điện.

THỦ TỤC CHUYỂN NHÀ
* Báo cho chủ nhà biết về việc giải hợp đồng
Khi muốn trả nhà, người thuê cần phải báo cho chủ nhà biết trước từ 1 đến 2 tháng. Cách làm thủ tục có ghi ở bản hợp đồng (có trường hợp cần phải có đơn báo hủy hợp đồng).
* Nhờ công ty dọn nhà
Ở Nhật có rất nhiều công ty dọn nhà. Nên hỏi giá trước một vài nơi rồi hãy quyết định. Nếu tự dọn thì có thể thuê xe ở các công ty chuyên cho thuê xe.
* Xử lý rác lúc dọn nhà
Nếu khi dọn nhà trong một lúc thải ra nhiều rác, Bạn nên liên lạc tới tòa hành chánh địa phương nhờ đến lấy nhưng phải mất tiền. Rác lớn phải làm các thủ tục qui định rồi bỏ vào ngày và nơi chỉ định. Tivi, máy lạnh, tủ lạnh, tủ đông lạnh, máy giặt và máy vi tính không được bỏ vào ngày bỏ rác lớn mà phải nhờ các chổ bán tới mang đi nhưng Bạn phải trả tiền vận chuyển và tiền tái chế.
* Thủ tục trước khi dọn nhà
(1) Ðiện, gas, nước máy
Báo cho họ biết địa chỉ hiện tại, địa chỉ mới, tên họ, số điện thoại và ngày dọn nhà. Nếu chuẩn bị sẳn phiếu báo (điện, gas, nước) hoặc biên lai thì sẽ tiện hơn.
(2) Ðiện thoại
Báo cho NTT biết ngày dọn và địa chỉ mới (số điện thoại 116). Nếu còn hợp đồng với các công ty điện thoại khác cũng phải báo. Nếu được, ngày dọn nhà nên để điện thoại vẫn còn trong tình trạng dùng được rồi hôm sau hãycắt.
(3) Bưu chính
Nếu làm thủ tục trong vòng 1 năm, bưu phẩm của Bạn sẽ được chuyển đến địa chỉ mới. Có 2 cách làm thủ tục. 
Cách thứ 1: Ðến bưu điện lấy Tenkyo todoke = Ðơn báo di chuyển điền những điều cần thiết vào.
Cách thứ 2 là dùng bưu thiếp ghi:
1. Ngày báo
2. Ðịa chỉ cũ và mới
3. Họ tên (chủ nhà, gia đình)
4. Ngày bắt đầu muốn chuyển bưu chính
5. Ðóng con dấu của người báo vào
6. Di chuyển cả nhà hay chỉ di chuyển một vài người
rồi đưa ra hay gởi tới bưu điện.
(4) Cơ quan tài chính
Báo cho họ việc đổi địa chỉ. Thủ tục này cũng có thể gởi bằng đường bưu điện cho nên xin hỏi lại cơ quan tài
chánh liên hệ.
(5) Bảo hiểm y tế quốc dân = Kokumin Kenko Hoken
Người gia nhập phải mang sổ bảo hiểm y tế quốc dân đến trả ở tòa Thị chính
(6) Thủ tục chuyển trường (tiểu học và trung học)
Báo cho trường đang đi học biết ngày dọn nhà.v.v...
VN02-02
* Các thủ tục sau khi dọn nhà
(1) Ðăng ký lại địa chỉ trên Thẻ cư trú
Phải làm thủ tục đổi địa chỉ trong vòng 14 ngày tại tòa Thị chính nơi mới đến
(2) Ðăng ký con dấu
Nếu cần, Bạn xin đăng ký con dấu ở tòa Thị chính nơi mới dọn đến
(3) Ðối với những người đang vào bảo hiểm y tế quốc dân hay hưu trí quốc dân
Hãy đến tòa Thị chính nơi mới đến làm đơn xin gia nhập
(4) Bằng lái xe hơi
Mang theo bất cứ giấy tờ có thể xác minh được địa chỉ mới đến sở cảnh sát hay nơi đổi bằng lái để làm thủ tục
đổi địa chỉ. Nếu chuyển từ tỉnh khác đến còn cần thêm 1 tấm hình (3cm x 2.4cm)
(5) Thủ tục nhập trường (tiểu học, trung học)
Sau khi làm xong thủ tục đăng ký cư trú, đến làm đơn xin nhập trường ở khâu giáo dục của tòa Thị chính
# Chú ý1: Tùy theo thành phố làng xã mà nơi xin, cách xin, tên gọi.v.v.. có thể sẽ khác nhau. Muốn biết thêm chi tiết xin hỏi ở tòa Thị chính nhưng nên nhờ người biết tiếng Nhật

CÁCH TÌM VÀ THUÊ NHÀ
* Nhà cho thuê của tư nhân
Nếu muốn tìm nhà cho thuê của tư nhân thì nhờ qua trung gian của văn phòng bất động sản là tiện nhất. Văn phòng bất động sản thường đặt ở gần nhà ga. Bạn có thể cho họ biết yêu cầu của mình (tiền nhà, rộng hẹp, phương tiện giao thông.v.v...) và họ sẽ tìm nhà thích hợp với yêu cầu của Bạn.
Khi thuê nhà, ngoài tiền nhà ra Bạn còn phải đóng tiền cọc, tiền cảm tạ, tiền môi giới cho văn phòng bất động sản. Tổng cộng hết thì số tiền này bằng khoảng từ 5 - 6 tháng tiền nhà.
Khi làm hợp đồng thuê nhà, theo nguyên tắt cần phải có người bảo lãnh
* Shikikin = Tiền cọc
Shikikin là tiền mà chủ nhà tạm thời giữ. Thường thì tiền cọc bằng từ 1 đến 3 tháng tiền nhà. Tiền đó dùng để sửa chữa lại nhà khi Bạn trả nhà hoặc trừ vào số tiền nhà thiếu. Nếu trừ những khoản này rồi mà vẫn còn dư thì được trả lại.
* Reikin = Tiền cảm tạ
Reikin là tiền trả cho chủ nhà. Thường thì bằng từ 1 đến 2 tháng tiền nhà. Tiền này không được trả lại.
* Chukairyo = Tiền môi giới
Chukairyo là tiền cho văn phòng bất động sản đã giới thiệu nhà cho mình. Thườøng thì tương đương với 1 tháng tiền nhà.
* Chung cư chính phủ
Tỉnh hay thành phố làng xã đều có chung cư cho những người gặp khó khăn về nhà cửa. Có thời điểm làm đơn xin vào.
Chung cư chính phủ rất có nhiều người muốn thuê cho nên cần phải rút thăm. Nếu không trúng thì không thể vào ở. Cũng có loại nhà không cần rút thăm vẫn thuê được.
Chung cư chính phủ không cho người có thu nhập cao thuê và có hạn chế thu nhập

HIỀN QUANG Theo (Nhatban.net.vn)
Giá nhà ở Nhật Bản
Hiện nay có rất nhiều người Việt Nam đang sống, lao động - học tập tại Nhật và ngày càng có nhiều người hơn nữa muốn đến nơi này như một trong những tâm nguyện lớn của đời mình.
Tuy nhiên, ít ai trong số những người đang nuôi dưỡng ước mơ được một lần đến Nhật biết rằng Nhật Bản nói chung và trung tâm Tokyo nói riêng có mức giá sinh hoạt cao đến chóng mặt và tất nhiên là mức thu nhập của người dân sống ở đây cũng phải khá cao mới có thể đáp ứng được phần nào những nhu cầu tối thiểu hàng ngày trong cuộc sống. Giá sinh hoạt đắt đỏ thì giá căn hộ cũng bị kéo theo cao không kém, gây ra sự chênh lệch khá cách biệt giữa Tokyo với các khu vực lân cận.  Bản thân tôi cũng là người VN đang sống tại Nhật một thời gian ngắn và cũng đã rất vất vả trong việc tìm nhà để ở với giá thuê hàng tháng không quá sức mình. Bạn bè tôi có người đã ở đây đến trên 30 năm, có người hơn 9-10 năm nên những kinh nghiệm và thông tin họ truyền lại cho tôi không phải là ít.  Ở Nhật phần lớn là nhà chung cư cao cấp dành cho những hộ gia đình có thu nhập trung bình khá trở lên còn những căn hộ riêng biệt lập được xây dựng ở nơi gần trung tâm với đầy đủ mọi tiện nghi được lắp đặt sẵn dành cho những gia đình giàu có nên giá cực kỳ đắt.  Ngày nay, phần lớn những giao dịch-thông tin quảng cáo được đăng tải hàng ngày trên các phượng tiện truyền thông là dành cho những căn hộ cao cấp mới xây dựng sau này với những thiết bị hiện đại nhất, tối tân nhất.
Ở Việt Nam nhà mặt tiền và các khu căn hộ cao cấp có giá giao dịch khá đắt, càng gần khu trung tâm thành phố thì giá càng cao. Ở Nhật cũng tương đối giống vậy nhưng thêm một số đặc điểm nữa để định giá cho các căn hộ theo mức độ ưu tiên sau: 
1. Gần các trung tâm của khu vực Tokyo.
2. Gần các ga xe điện lớn.
3. Khoảng cách từ nhà đến ga.
4. Gần trung tâm mua sắm, bệnh viện, các dịch vụ,...  
Về phần giá cả của các căn hộ cao cấp ở Tokyo thì dao động ở mức 2000 vạn yên đến 10.000 vạn yên tức là với tỉ giá 151 đồng/yên thì giá từ 3 tỉ đồng đến 15 tỉ đồng.  Chẳng hạn như một căn hộ cao cấp ở Quận Suginami của Tokyo với thời gian đi bộ tới ga xe điện là 11 phút, giá các căn hộ từ 5.300 vạn yên đến 7.360 vạn yên tức là từ 8 tỉ đồng đến 12 tỉ đồng, diện tích căn hộ từ 63,43 m2 đến 83,94 m2,...


Ngoại cảnh khu căn hộ cao cấp ở quận Suginami (Ảnh athome.jpg).

Các căn hộ trong chung cư này được xếp theo các thứ hạng A, B, C, D, E.

Căn hộ loại A.
(Ảnh athome.jpg)
Căn hộ loại B.
(Ảnh athome.jpg)

Căn hộ loại C.
(Ảnh athome.jpg)
Căn hộ loại D.
(Ảnh athome.jpg)



Căn hộ loại E.
(Ảnh athome.jpg)

Và dàn nội thất hiện đại bên trong:

Khu bếp (Ảnh athome.jpg)
Chậu rửa chén, hoa quả...

Thiết bị xử lí rác.
Bếp gas.

Bộ lọc nước
Tủ bếp.



Phòng khách. (Ảnh athome.jpg.



Ban công. (Ảnh athome.jpg)



Phòng ngủ. (Ảnh athome.jpg)



Phòng làm việc. (Ảnh athome.jpg)

 HIỀN QUANG Theo (nhatban.net.vn)